Trỏ domain về host cPanel là điều mà các bạn lập trình viên cần phải thực hiện. Bởi vì cPanel là công cụ giúp cho bạn có thể quản lý website của mình đơn giản và hiệu quả hơn. Cụ thể cách làm như thế nào? Hãy cùng khóa học WordPress tìm hiểu cụ thể nhé
Khái niệm cPanel là gì?
cPanel là một công cụ giúp bạn quản lý một trang web đơn giản và hiệu quả hơn. Nó giúp bạn tổng hợp các thông tin, thu thập dữ liệu, bảo vệ các tài liệu cần thiết, quản lý email…Mọi công cụ quản lý website đều có các ưu và nhược điểm khác nhau, cPanel cũng vậy. Nhưng, xét trên tất cả mọi khía cạnh thì cPanel vẫn luôn hoạt động tốt và là giải pháp quản lý hosting khá hoàn hảo.
Các ưu điểm của cPanel
cPanel rất dễ sử dụng, thời gian tìm hiểu cũng rất nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn khá tiết kiệm chi phí. Đây là công cụ đã được nghiên cứu và thực nghiệm bởi nhiều chuyên gia. Trình cài đặt được diễn ra tự động, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tài liệu hướng dẫn trên internet.
Một số nhược điểm của cPanel
Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì cPanel vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Có thể dễ dàng thay đổi các thông số không có tính ràng buộc cao
- Quá nhiều tính năng không thực sự cần thiết
- Ít cập nhật phiên bản mới.
Cách trỏ Domain về Host cPanel
Hãy cùng chúng tôi tham tìm hiểu một số thuật ngữ sau để có thể đọc hiểu tài liệu hướng dẫn về cách trỏ domain về host cPanel ở phần sau.
- DNS: Viết tắt của cụm từ Domain Name System. DDây là tên gợi nhớ cho một website. Sau khi bạn truy cập vào địa chỉ DNS của một trang web, trình duyệt sẽ đổi domain này thành địa chỉ IP của trang web để tiến hành quá trình gửi yêu cầu và nhận data theo yêu cầu.
- DNS Zone: Là một danh sách chứa đầy đủ tất cả những tên có cùng một địa chỉ domain. Giúp cho trình duyệt xác định được phạm vi tìm kiếm bằng domain sau đó truy xuất đến địa chỉ người dùng yêu cầu.
- Nameserver: Chứa các DNS Zone cho tất cả các domain. Là tệp dữ liệu của internet và các trang web cùng tạo nên. Nó cho phép các domain được chuyển đổi thành IP cho quá trình tìm kiếm và sử dụng của bạn.
- A record: Là một bản ghi cơ bản IP tương ứng của DNS để có thể đối chiếu và thay thế DNS khi đã được xác minh cụ thể. Bản ghi này có thể thay thế cho cả DNS và DNS phụ khi bạn tạo sub cho domain của mình.
- MX record: Là bản ghi xác định địa chỉ email của các server. Có chức năng thay quản lý các email và chịu trách nhiệm nhận email cho server. Mọi hoạt động trỏ liên quan đến domain và mail của server đều sẽ được điều hướng đến Google server để được giải quyết.
Để có thể trỏ Domain về Hosting cPanel có khá nhiều cách làm khác nhau. Mỗi cách làm sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 2 cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất.
Trỏ Domain về Host cPanel trong cPanel
Đây là phương pháp phổ biến và được dùng nhiều nhất. Theo nhiều chuyên gia thì trỏ domain theo phương pháp này sẽ khá an toàn. Chi tiết các bước như sau:
- Bước 1: Mở cPanel đã được các nhà cung cấp hosting cung cấp sẵn cho bạn
- Bước 2: Khi sử dụng dịch vụ domain bạn sẽ được nhà cung cấp cấp riêng một trang quản lý. Hãy truy cập vào đó để tiến hành sửa chữa.
- Bước 3: Tiến hành thực hiện các bước hướng dẫn trỏ domain về hosting cPanel thông qua việc thay đổi Nameserver. Nameserver hệ thống dùng để chuyển đổi domain sang IP address. Để có thể thay đổi, các bạn các bạn thực hiện theo các bước như sau: Đăng nhập tài khoản quản lý trang web của mình. → Click vào DNS hoặc đổi Nameserver tùy vào tên gọi mà nhà cung cấp đặt. → Xóa Nameserver và điền thông tin mới thay thế vào. → Đợi 24 giờ để DNS được cập nhật.
Phương pháp này không chỉ dễ thực hiện mà còn rất an toàn và hiệu quả.
Cách trỏ tên miền về hosting cPanel bằng địa chỉ IP
Tuy không được thực hiện nhiều bằng phương pháp trên. Nhưng phương pháp này cũng là một cách trỏ Domain về Host cPanel tương đối hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
Truy cập vào cPanel và chọn Advanced Zone Editor → Sẽ mở ra nhiều mục tên miền. Hãy lựa chọn tên miền bạn muốn xem IP bởi vì trong một host sẽ có khá nhiều tên miền khác nhau. Các bạn chỉ cần chọn tên miền mình muốn xem → Khi kéo xuống các bạn sẽ thấy cột Name là domain của bạn đối chiếu sang sẽ tìm thấy địa chỉ IP tương ứng trong cột Record → Bạn đăng nhập vào trang quản lý domain và khai báo cho nhà cung cấp thêm 2 DNS record đó là A record (IP Address) và CNAME record (domain) là xong.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách trỏ domain về host CPanel. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết hướng dẫn WordPress của chúng tôi nhé.
- Hướng dẫn chống copy trên WordPress đơn giản, hiệu quả
- Tìm hiểu về Astra Pro -Trọn bộ Astra Pro AGENCY BUNDLE hot nhất hiện nay
- Theme GreenMart – Chủ đề WordPress WooCommerce hữu cơ & thực phẩm
- Tạo thông báo đẩy (Push Notification) WordPress với OneSignal
- Flatsome – Theme Bán Hàng số 1 hiện nay cho WordPress phiên bản mới nhất